Lĩnh vực kĩ thuật số đã phát triển mạnh mẽ và ứng dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau của Răng hàm mặt trong những năm gần đây như : Phục hình, Chỉnh nha, Implant, Phẫu thuật hàm mặt, … Được sự gợi ý của Quý đồng nghiệp, nay Bảo xin chia sẻ một ứng dụng kĩ thuật số trong lĩnh vực Phẫu thuật hàm mặt – TÁI TẠO XƯƠNG HÀM DƯỚI – qua một tình huống lâm sàng giả định như sau:
Bệnh nhân có một bệnh lý vùng xương hàm dưới, và có chỉ định cắt đoạn 2/3 trước của xương hàm dưới. Đây là một tình huống lâm sàng phức tạp, vì vị trí cần cắt bỏ lớn, và sau phẫu thuật, việc làm phục hình (răng giả) vùng phẫu thuật là cực kỳ phức tạp.
– Nếu cắm Implant: vị trí cần cắm sẽ không có xương phù hợp.
– Nếu làm phục hình tháo lắp đơn thuần: sẽ dễ gây đau và lỏng lẻo ở vị trí này.
𝐕𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐮̛́𝐧𝐠 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐤𝐢̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́, 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 đ𝐞̂́𝐧 𝟏 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐧𝐚̀𝐲 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐬𝐚𝐮:
- Máng định vị vị trí cắt xương. Máng này được thiết kế 3 chiều với sự lồng ghép của phim CT, giúp tăng sự chính xác của vị trí đường cắt hàm
- Phần “Xương ghép”:
-
- Được thiết kế bằng kĩ thuật số, với 2 bờ giới hạn khít sát với phần xương thật đã được cắt.
- Phần này được tối ưu hóa cấu trúc bề mặt với cấu trúc dạng lưới ở một số vị trí giúp giảm khối lượng, tăng khả năng chịu lực và giảm lực tác dụng lên vị trí vis ghép.
- Mỗi bên có một phần cánh giúp cố định phần “Xương ghép” này lên vị trí xương thật. Chúng ta có thể tăng giảm số lượng vis tùy trường hợp.
- Phía trên của phần “Xương ghép” có 4 phần kết nối với phục hình, và đây chính là điểm đặc biệt của thiết kế này. Khi thiết kế phần “Xương ghép” có 4 phần kết nối phục hình, việc làm một phục hình lên trên vị trí phẫu thuật sẽ đơn giản, hiệu quả và chắc chắn hơn.
- Phục hình sau cùng: có thể thiết kế một hàm phủ trên thanh bar titanium. Hàm phục hình này sẽ đảm bảo về thẩm mỹ lẫn chức năng cho bệnh nhân.
Việc ứng dụng kĩ thuật số trong lĩnh vực Phẫu thuật hàm mặt đã được các bác sĩ Việt Nam chúng ta thực hiện rất thành công trong những năm vừa qua. Qua tình huống lâm sàng giả định như trên, Bảo hy vọng sẽ mang lại một điều gì đó “không mới – cũng không cũ” gởi đến Quý đồng nghiệp. Hy vọng những kiến thức này sẽ gợi mở ra nhiều công trình lớn hơn, và lan tỏa nhiều điều tốt đẹp hơn đến tất cả mọi người.
Xin trân trọng gởi lời cám ơn chân thành đến:
TS-BS Võ Văn Nhân
BS CK1 Lê Hiếu Trọng Anh
Thầy Lê Đình Dũng – trường Bách khoa Hà Nội
và Quý đồng nghiệp đã hỗ trợ, quan tâm, chia sẻ đến ý tưởng này !
——–
BS-CK1 Trương Chí Bảo